Do khả năng nhận thức về bệnh tật, vi khuẩn và vệ sinh của bé còn hạn chế,, bé cảm thấy rửa tay trước khi ăn là phiền toái nên cũng không muốn rửa
Câu chuyện nhà bên cạnh
Hùng là đứa trẻ hư, nó không bao giờ chịu rửa tay.
Mẹ Hùng thường dạy: “Trước và sau khi ăn phải rửa tay! Không rửa tay, vi khuẩn sẽ theo vào bụng thì con sẽ bị đau bụng!”. Hùng khi có mẹ bên cạnh thì rửa tay, khi không có mẹ thì khỏi rửa tay, hoặc chỉ chùi tay vào khăn một cách sơ sài.
Có một lần đang chơi trước sân, khi đến giờ ăn, Hùng chạy vội vào nhà vệ sinh, chùi tay một cách sơ sài rồi chạy đến bên bàn ăn, bốc lấy một miếng thịt quay.
Nhìn thấy tay Hùng vẫn còn dính đầy bùn đất, mẹ phải bảo Hùng tự kiểm tra lại tay của mình và quay lại nhà vệ sinh thêm lần nữa để rửa tay cho sạch.
Do khả năng nhận thức về quan hệ nhân qủa, khái niệm về bệnh tật, vi khuẩn và vệ sinh của bé còn hạn chế , bé cảm thấy rửa tay trước khi ăn là phiền toái nên cũng không muốn rửa.
Con của bạn có:
Không hiểu được rằng rửa tay trước khi ăn là việc quan trọng phải làm, không tập thành thói quen rửa tay trước khi ăn.
Rửa tay qua loa, sau đó chùi tay cho “xong việc”
Bạn hãy làm theo những cách sau:
1/ Nói với bé vì sao trước khi ăn phải rửa tay
Nói với bé về thói quen rửa tay, để bé hiểu rằng cái tay trong khi tiếp xúc với các vật bên ngoài đã mang vi khuẩn. Những vi khuẩn này mắt thường không nhìn thấy được, không sờ thấy được. Nếu không rửa tay sạch sẽ, hai tay bị nhiễm vi khuẩn thì vi khuẩn này sẽ theo thức ăn “chui” vào bụng, bé sẽ bị đau bụng.
Nếu có điều kiện, ba mẹ có thể cho bé nhìn vào kính hiển vi, để bé thấy được vi khuẩn trên hai bàn tay của mình, giúp bé hiểu được sự quan trọng của việc rửa tay.
2/ Nhắc nhở bé việc phải rửa tay, cắt móng tay.
Có bé ham chơi, quên không rửa tay, cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở bé rửa tay, không nên vì bé quên rửa tay mà tỏ thái độ tức giận.
Cho trẻ hiểu rằng “trước khi ăn phải rửa tay”. Trước khi ăn một món ăn nào đó, hoặc sau khi tiếp xúc với máu, nước mắt, đờm…., sau khi ngủ dậy hoặc sau khi chơi xong đều phải nhắc nhở bé rửa tay lại cho sạch sẽ.
Nếu ngay lúc đó không tiện rửa tay thì có thể cho bé lau tay thật sạch vào một chiếc khăn trước khi ăn một món nào đó.
Nên nhắc nhở bé cắt móng tay vào một khoảng thời gian nhất định, làm cho bé hiểu rằng trong móng tay rất dễ chứa chất bẩn, vi trùng. Phải lựa chọn đồ cắt móng tay phù hợp với trẻ, để an toàn cho trẻ khi cắt móng tay, chú ý cắt sao cho vừa đủ, để khỏi làm bị tổn thương ngón tay của bé.
3/ Dạy bé cách rửa tay sao cho đúng
Người lớn nên dạy bé cách rửa tay sao cho đúng. Trước tiên nên dùng nước rửa sơ cả bàn tay, sau đó đến cổ tay, lòng bàn tay và các ngón tay, sau đó dùng sữa rửa tay thấm đều lên lòng bàn tay, ngón tay, lưng bàn tay, cổ tay…, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Nên cho bé rửa tay bằng nước ấm dưới 30 độ.
Nguồn: Tường Vân (Theo Babytree.com